Công an hỏi cung tướng Phan Văn Vĩnh

Phan-Van-Vinh-bị-bắt
Tướng Phan Văn Vĩnh

Công an hỏi cung tướng Phan Văn Vĩnh

BBC 15 tháng 3 2018

Truyền thông Việt Nam ngày 15/3 đưa tin, công an tỉnh Phú Thọ bắt đầu mời ông Vĩnh lên « làm việc » từ ngày 14/3.

Hồi giữa tháng 1/2018, Bộ Công an đã lên tiếng bác bỏ tin về việc bắt tướng Vĩnh khi báo chí Việt Nam đặt câu hỏi về tin đồn trên mạng xã hội.

Cùng ngày, công an Phú Thọ phát lệnh truy nã chín người trong vụ án sử dụng mạng Internet chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền.

Trước đó, ngày 11/3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam bốn tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng C50, về hành vi tổ chức đánh bạc.

Báo Tuổi Trẻ cho hay đến nay, công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố gần 80 bị can trong vụ án nói trên.

Hai bị can được xác định có vai trò đứng đầu trong đường dây đánh bạc xuyên quốc gia này là Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch Công ty VTC Online) và Nguyễn Văn Dương (chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư Phát triển an ninh công nghệ cao).

Đường dây này có số lượng người chơi rất lớn và đến từ nhiều quốc gia, với số tiền giao dịch lên tới nhiều ngàn tỷ đồng.

Cho tới nay, cơ quan an ninh Việt Nam đã thu được khoảng hơn 1000 tỷ đồng, thống kê ước tính 3,6 triệu USD tiền đánh bạc được chuyển ra nước ngoài.

Công an Việt Nam cũng tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản ngân hàng 381 tỉ đồng tiền mặt và sổ tiết kiệm, 20 căn hộ trị giá gần 190 tỉ đồng và 13 ô tô các loại.

Hôm 11/3, Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng để nghe báo cáo kết quả điều tra vụ án: « Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền ».

Thông cáo sau cuộc họp gọi đây là vụ án « có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng Công an ».

‘Anh hùng lực lượng vũ trang’

Trung tướng Phan Văn Vĩnh sinh năm 1955, quê ở Nam Định và từng là giám đốc ngành công an tỉnh này.

Năm 2011, ông được Bộ Công an bổ nhiệm chức vụ tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Ông Vĩnh từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc Đoàn đại biểu Nam Định; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, theo báo Việt Nam.

Ông Phan Văn Vĩnh từng chỉ đạo nhiều vụ án quan trọng, trong đó chuyên án bắt giữ ‘bầu’ Kiên và vụ ‘thảm sát’ tại Bình Phước.

Tháng 4-2017, ông thôi giữ chức tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát để nghỉ chế độ.

Bình luận :

Vũ Đông Hà (Danlambao) – Phan Văn Vĩnh là đàn em thuộc phe cánh của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Ngày 8/4/2011 Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng ủy quyền cho Trần Đại Quang bổ nhiệm quyền Tổng cục trưởng cho Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh. Vào năm 2016, dưới trướng của Vĩnh có đến 11 tổng cục phó: Đỗ Kim Tuyến, Đồng Đại Lộc, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Huy Đức, Nguyễn Công Sơn, Trần Trọng Lượng, Trần Văn Vệ, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Phong Hòa, Lê Tấn Tảo và Nguyễn Duy Ngọc.

Sau đó 4 tháng, ngày 2/8/2011, trước Quốc hội, Nguyễn Tấn Dũng đề cử Trần Đại Quang làm Bộ trưởng Bộ Công an. Cùng với Vĩnh, Quang và nhiều đàn em công an khác được thăng tướng theo từng đợt, Nguyễn Tấn Dũng xây dựng « chủ quyền » của mình trong Bộ Công An.

Với nhiệm vụ « quản lý, điều hành về công tác Phòng, chống Tội phạm trong và ngoài nước », Phan Văn Vĩnh nắm rõ hầu hết những hoạt động phi pháp của các đồng chí « phe ta » lẫn « phe địch » trong những dịch vụ làm ăn trái phép của các quan tham, giữa các quan tham và đại gia.

Trần Đại Quang và đàn em thân tín Phan Văn Vĩnh tại Vietcombank. 

Hình từ vietcombank.com

Trần Đại Quang và Phan Văn Vĩnh cùng quê quán Hà Nam Ninh và quyết định tất cả các vụ án cho đến nhân sự. Cộng thêm với 2 đàn em Viện Phó Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối cao, cũng từ lò Nam Định, là Trần Công Phàn – phụ trách án hình sự và Bùi Mạnh Cường – phụ trách án kinh tế, mọi quy trình từ khởi tố, điều tra, đến xét xử, kết tội (hay không được khởi tố, điều tra, xét xử, kết tội) nằm trong tay Trần Đại Quang.

Sau Đại hội đảng XII, Nguyễn Tấn Dũng bị đá văng ra khỏi hệ thống quyền lực. Trong bối cảnh thương lượng chính trị và cán cân lực lượng giữa các phe phái còn tương đối ngang ngữa vào thời điểm đó, Đinh La Thăng và Trần Đại Quang được lọt vào Bộ Chính trị và Trần Đại Quang được cho vào ngồi ghế hữu danh vô thực: Chủ tịch nước.

Đến nay, số phận của Đinh La Thăng tương đối đã được định rõ: bị đá văng ra khỏi Bộ Chính trị, mất ghế Bí thư thành Hồ, bị còng ra tòa, trở thành « bị cáo » với mức án đề nghị 15 tù giam (1). 

Đối với Trần Đại Quang, vào ngày 17/8/2016, đàn em thân tín của Nguyễn Phú Trọng là Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ký ban hành văn bản 13-TB/TW – Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên – để đặt vấn đề cán bộ đảng viên khai lại tuổi và quyết định không xem xét tuổi mà đảng viên đã điều chỉnh nhưng sẽ dựa vào tuổi của đảng viên đã khai trong hồ sơ gốc lý lịch đảng viên khi vào đảng (2). 

Viên đạn 13-TB/TW đi về hướng Trần Đại Quang là người đã sửa đổi năm sinh cho trẻ hơn.

Giữa những lằn đạn bắn ra từ phía phe Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang « mất tích » kể từ ngày 25 tháng 7 sau khi gặp gỡ Thư ký của Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Hơn 1 tháng sau, ngày 28/08/2017 Trần Đại Quang mới xuất hiện lại trong bản tin tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam là ông Herminio López Díaz vừa kết thúc nhiệm kỳ.

Về phần Phan Văn Vĩnh, trước tình hình phe địch siết chặt vòng vây, để tìm cách gỡ gạc và bắn tín hiệu muốn ngã về phe Nguyễn Phú Trọng, ngày 19.10.2016, bên lề hội thảo quốc tế về công tác truy nã tội phạm, Phan Văn Vĩnh tuyên bố « khẳng định việc truy tìm Trịnh Xuân Thanh sẽ gặp những khó khăn nhất định nhưng Bộ Công an sẽ bằng mọi cách để tìm ra. » (3)

Tuy nhiên, đã quá muộn. Ngày 20/04/2017 các báo lề đảng đưa tin Bộ trưởng Công an Tô Lâm thi hành Quyết định 515/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và giao quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho Trung tướng Trần Văn Vệ (4).

Không một bản tường trình nào nhắc đến tên kẻ vừa rời chức vụ là Trung tướng Tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh. « Người hùng chống tội phạm » được truyền thông lề đảng cho lên mây ngày nào đã bị đá văng khỏi ghế không kèn không trống. Trước đó, nguyên cả năm 2017, không có một bản tin chính nào của lề đảng đưa tin hoạt động của đồng chí tổng cục trưởng, người đã bị Tổng bí thư xếp vào dạng phe địch – ngoài trừ sự kiện đăng đàn gỡ gạc qua chuyện Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi hạ bệ Trần Đại Quang, loại trừ Phan Văn Vĩnh, vào ngày 21/9/2017 Nguyễn Phú Trọng, lần đầu tiên trong lịch sử đảng nhảy vào ngồi trong Đảng ủy Công an Trung ương, trở thành một công an, đứng trên đầu Tô Lâm và nắm đầu Bộ Công an.

Soyez le premier à commenter

Poster un Commentaire

Votre adresse de messagerie ne sera pas publiée.