Trung quốc đưa Hàng không mẫu hạm, 40 tầu chiến, tầu ngầm vào Biển Đông

Hàng-không-mẫu-hạm
Hàng-không-mẫu-hạm Liêu Ninh

Trung quốc đưa Hàng không mẫu hạm, 40 tầu chiến, tầu ngầm vào Biển Đông

BBC 27 tháng 3 2018  Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang cùng chừng 40 tàu chiến và tàu ngầm đã đi vào phía Nam đảo Hải Nam trong đợt phô trương sức mạnh mới nhất của Trung Quốc.

Trước đó, hải quân Trung Quốc mô tả đây là cuộc diễn tập thường niên.

Nhưng nay, có nguồn tin nói họ sẽ diễn tập hàng tháng, theo một tờ báo Úc trích lại Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc.

Xếp theo đội hình thẳng, một đội hình phù hợp hơn với phô diễn quân sự hơn là tác chiến, nhóm tàu có vẻ được dẫn đầu bởi các tàu ngầm, với phi cơ bay ở phía trên.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhiệm Quốc Cường nói hoạt động này của Mỹ là « khiêu khích quân sự và chính trị nghiêm trọng », vẫn theo bài báo này.

Phát biểu rằng « Trung Quốc nhiệt liệt phản đối những hành động này, » ông Nhiệm cảnh báo Mỹ các rằng hành động kiểu này « có thể dẫn đến hiểu lầm và thậm chí các sự cố » và « chỉ khiến cho quân đội Trung Quốc tiếp tục cải tiến khả năng phòng vệ của mình. »

Những ngày trước khi tàu Mỹ vào vùng biển tranh chấp, căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã dấy lên.

Hôm 16/3, Tổng thống Trump ký Luật Đi lại Đài Loan, một điều luật « khuyến khích các chuyến thăm giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan ở mọi cấp. »

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức gửi thư phản đối chính thức động thái này.

« Các cuộc tập trận trong 2018 sẽ là thường lệ, và diễn ra hàng tháng, không như những năm trước, » nhà phân tích quân sự Tống Trung Bình được trích lời cho hay.

Theo tác giả Charlotte Gao, các hoạt động gần đây của quân đội Trung Quốc không chỉ nhắm vào tàu USS Mustin, mà là một trong chuỗi câu trả lời cứng rắn đáp lại cái mà họ coi là « hành động khiêu khích » của Hoa Kỳ.

Ngoài Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuộc diễn tập của hải quân Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh có căng thẳng mới trong vùng biển nhiều tài nguyên này, với việc Việt Nam gần đây ngưng cho hãng dầu khí Tây Ban Nha Repsol khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông trước áp lực của Trung Quốc.

Soyez le premier à commenter

Poster un Commentaire

Votre adresse de messagerie ne sera pas publiée.