Đồng Tâm Hơn 3 ngàn Công an, Quân đội và đoàn chó dữ cướp của, cướp đất và giết người. Cụ Lê Đình Kình bị giết, tim bị đạn, chân trái bị rời khỏi thân. Hai Công an mà chính quyền khai  » đã hy sinh « , 1 bị nhận dạng trong một quán rượu, 1 đã chết từ mấy năm trước.

Cụ-Lê-Đình-Kình
Cụ Lê Đình Kình

 

Chính quyền CSVN vừa giết đại diện dân Đồng Tâm Lê Đình Kình, 

 Chính quyền CSVN là một đảng cướp lớn do Trung cộng giật giây.

Một người dân ở xã Đồng Tâm nói với BBC rằng ông Lê Đình Kình, và con trai thứ hai, Lê Đình Chức, đã qua đời sau biến cố công an đưa quân vào xã Đồng Tâm hồi 4 giờ sáng sáng 9/1. Bộ công an ra thông cáo có « 3 chiến sỹ hy sinh »  Nhưng Cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang nói  “Tôi không vội tin có « 3 chiến sĩ chết » như Bộ công an thông báo, trừ khi công bố rõ tên tuổi, chức vụ »

Hai Công an mà chính quyền khai  » đã hy sinh « , 1 bị nhận dạng trong một quán rượu, 1 đã chết từ mấy năm trước.

Đến cuối ngày 10/1, giờ Việt Nam, đã có xác nhận từ báo chính thống rằng ông Lê Đình Kình đã ‘tử vong’ trong lúc chưa rõ trường hợp ông Lê Đình Chức.

                   Video : Thi thể Cụ Lê Đình Kình bị Công an giết : Tim trúng đạn, chân rời khỏi thân

Người dân kể lại

Người dân, muốn giấu tên, sống ở xã Đồng Tâm, cho BBC hay một người khác, Bùi Viết Hiểu, 76 tuổi, đang ở trong bệnh viện quân y 103, Hà Nội sau vụ ngày 9/1.

‘Chiều hôm 9/1, công an mở cửa vào nhà bác Kình sau khi đã bao vây, niêm phong nhà.

« Một lúc, thấy họ quấn cái gì, khuân xuống. Mình cũng ngửi thấy mùi hương. Ông hàng xóm bên cạnh bảo là bác Kình bị chết ngạt trên tầng hai. »

« Con trai thứ hai của bác, Lê Đình Chức, trong lúc bị tấn công, chắc là bị đánh, » người dân ở Đồng Tâm nói.

Người dân này cáo buộc công an, vào rạng sáng 9/1, « đánh đập dã man, ai mà chạy được thì họ thả chó đuổi theo. »

Người dân này mô tả: « Khi họ về đến đầu làng, người dân đánh kẻng báo động, vì giờ ấy dân còn đang ngủ. »

« Họ bắn đạn, hơi cay vào các ngõ xóm, quân họ kéo về đông lắm. »

« Nhà tôi phải bế cháu chạy lên xóm trên để trú vì hơi cay mùi hết vào trong xóm. »

Người này kể tiếp: « Họ trấn áp, không cho dân ra, trong khi đấy, họ trang bị đầy đủ vũ khí, quần áo, súng, đầy đủ. »

« Người dân chống trả, nhưng ai mà ra, là họ đánh, kể cả đàn bà. Có người bị họ bắn đạn cao su vào đùi, giờ vẫn còn tím, » người dân này cáo buộc.

‘Muốn bắt ông Kình’

Còn người dân ở xã Đồng Tâm chia sẻ quan điểm: « Họ muốn bắt đội của bác Kình. »

« Từ trước đến giờ họ luôn nghĩ nếu họ bắt các bác đi thì người dân sẽ không đấu tranh nữa. »

« Họ nghĩ bác xúi giục dân, nhưng theo tôi không phải. Bác đấu tranh bao năm, người dân thấy đúng thì tham gia, chứ chả ai xúi giục, thấy bác đấu tranh rất đúng. »

« Họ nghĩ bắt bác Kình, thì dân sẽ không làm gì nữa. »

« Chính quyền đưa tin bây giờ theo hướng cả xã Đồng Tâm và bác đều bất hợp pháp. Họ bảo người chống trả là dân nghiện hút. »

« Nhưng không phải, vì dân cũng nhận định khả năng chính quyền sẽ về đàn áp. Nên tối hôm đấy chuẩn bị ở một chỗ, những người ấy trực đêm ở nhà bác, chứ không phải là nuôi nghiện hút, toàn dân lao động bình thường thôi. »

Trong khi đó, báo Giao thông ngày 10/1 dẫn lời gia đình, nói có ba người công an đã bị « cháy đen » ở Đồng Tâm.

Phóng sự mô tả cuộc gặp gia đình Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (SN 1992) – « một trong ba chiến sỹ, cán bộ công an hy sinh trong vụ gây rối ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) rạng sáng 9/1 ». «  »Có ba người thì toàn thân và mặt mũi đều bị cháy đen, chiếc áo giáp những chiến sĩ mặc đều căng phồng rất khó cởi ra »

Nhưng ngay sau đó người ta nhận diện một « cán bộ hy sinh » trong một quán rượu, và khám phá ra « một cán bộ hy sinh  » khác đã chết từ mấy năm trước.

Lịch sử vụ Đồng Tâm :

Vụ việc Đồng Tâm nổ ra hồi trung tuần tháng 4 năm 2017 đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, khi những hộ nông dân chân lấm tay bùn ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội khi chính quyền xã thông báo rằng mảnh đất hơn 100 héc-ta tại đồng Sênh, ở thôn Hoành là đất quốc phòng và thu hồi để giao lại cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

 

                    Video : Dân Đồng Tâm bắt sống cả đại đội Công An

Đích thân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã phải đến tận nơi để đối thoại với người dân Đồng Tâm và thuyết phục họ thả những người bị bắt giữ.

Trong tay chúng tôi bây giờ đầy đủ các văn bản để chứng minh rằng khu vực đấy là khu vực đất nông nghiệp của chúng tôi. Cơ quan nào mà về làm trái thẩm quyền, trái pháp luật thì người dân Đồng Tâm sẵn sàng đối đầu luôn

Mặc dù ông Nguyễn Đức Chung, trong buổi tiếp xúc với người dân Đồng Tâm vào ngày 22/04/17, đã gọi vụ việc xảy ra là “Khủng hoảng Đồng Tâm” và cam kết rằng sẽ giải quyết đến nơi đến chốn cũng như không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân ở đây; tuy nhiên lần lượt những diễn tiến xảy ra sau đó cho đến nay từ kết luận thanh tra cho rằng khiếu nại của người dân Đồng Tâm liên quan diện tích đất nông nghiệp 59 héc-ta ở đồng Sênh là không đúng cho đến Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra hai tội danh trong vụ Đồng Tâm…kéo dài hơn hai năm qua càng hun đúc tinh thần giữ đất của dân chúng ở Đồng Tâm và chứng tỏ rằng lời hứa của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung bị vô hiệu hóa.

                                                          Dân Đồng Tâm bắt sống cả đại đội Công An

Cụ Lê Đình Kình nói với RFA rằng theo quyết định trong văn bản số 2340 của thành phố Hà Nội có 14 hộ dân canh tác trên đất quốc phòng đã được các cơ quan chức năng tổ chức di dời và công việc này vừa hoàn tất. Và cũng theo quyết định này, cụ Kình khẳng định các hộ dân còn lại đang canh tác trên khu vực đất nông nghiệp của họ:

“Văn bản 2340 của thành phố Hà Nội thì tôi đang cầm trong tay thì thực chất 100% ở đây là đất nông nghiệp. Yêu cầu tất cả các cơ quan nào muốn về giải tỏa khu vực này và thu hồi đất thì trước hết phải có quyết định thu hồi đất đúng thẩm quyền, đúng quyết định và đúng thời gian. Nếu như không có thì dân Đồng Tâm không bao giờ chấp nhận.”

Trả lời câu hỏi của RFA, trong trường hợp chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế khu vực đất canh tác nông nghiệp của người dân Đồng Tâm thì cụ Lê Đình Kình tuyên bố:

“Trong tay chúng tôi bây giờ đầy đủ các văn bản để chứng minh rằng khu vực đấy là khu vực đất nông nghiệp của chúng tôi. Cơ quan nào mà về làm trái thẩm quyền, trái pháp luật thì người dân Đồng Tâm sẵn sàng đối đầu luôn.”

Hậu quả gì khi người dân Đồng Tâm “đối đầu”?

Ngay sau khi “Khủng hoảng Đồng Tâm” nổ ra, Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từng đưa ra nhận định đó là một vụ khủng hoảng lớn mang tầm cỡ “an ninh quốc gia” hay thậm chí là “điểm nóng chính trị”, chứ không không đơn thuần ở cấp độ như “điểm nóng xã hội”, “khiếu kiện đông người” hay “gây rối trật tự công cộng”.

                                                        Dân Đồng Tâm thả Công An

Vào tối ngày 31 tháng 10 năm 2019, một lần nữa Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng nếu như chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế đất ở Đồng Tâm thì hậu quả đầu tiên là triệt tiêu niềm tin của dân chúng Đồng Tâm vốn chỉ còn lay lất với Đảng và Chính phủ Vệt Nam. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định:

“Trước đây họ vẫn còn lay lất niềm tin này. Thậm chí còn có cán bộ, đảng viên ở Đồng Tâm nói rằng ‘có Đảng là có tất cả. Còn Đảng là còn tất cả’. Nhưng sau các vụ đe dọa, hành hung rồi bắt bớ, triệu tập người dân Đồng Tâm từ năm 2017 đến nay thì niềm tin đó gần như mất sạch rồi. Và hậu quả thứ hai là nếu như chính quyền dùng một lực lượng lớn, sẵn sàng đàn áp người dân để cướp đất thì chắc chắn sẽ đổ máu và đổ máu nhiều. Đổ máu của cả hai bên. Sự đổ máu này chính là người dân Đồng Tâm đã xác định. Và lúc đó, người dân Đồng Tâm đã quyết tử.”

Cho nên nếu như chính quyền sắp tới tổ chức cưỡng chế mạnh và dã man, tàn bạo đối với người dân thì sẽ cho thế giới biết rằng Chính quyền Việt Nam là một chính quyền ‘hèn với giặc-ác với dân’

-TS. Phạm Chí Dũng

Đài RFA ghi nhận sau hơn một tháng xảy ra vụ “Khủng hoảng Đồng Tâm”, Thanh tra Hà Nội vào hôm 25/07/17 chính thức công bố xác định toàn bộ diện tích hơn 239 héc-ta ở sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức từ năm 1981 đến này do các đơn vị Quốc phòng quản lý và sử dụng nhưng đã bộc lộ buông lỏng quản lý trong thời gian dài qua việc tiếp tục để người dân canh tác nông nghiệp vào khi hợp đồng hết hạn hồi năm 2012, đồng thời các đơn vị Quốc phòng chưa di dời các hộ dân sinh sống tại khu vực này trước năm 1980 để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép… Đồng thời xác định khiếu nại của ông Lê Đình Kình cùng người dân Đồng Tâm liên quan diện tích đất nông nghiệp 59 héc-ta ở đồng Sênh là không đúng.

Ngay sau khi Thanh tra Hà Nội công bố kết luận thanh tra vừa nêu, cụ Lê Đình Kình và dân chúng ở Đồng Tâm tuyên bố rằng bất kỳ ai vào cướp đất ở Đồng Tâm đều là giặc nội xâm và người dân Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu, hy sinh để giữ đất.

Một người dân Đồng Tâm, vào tối ngày 31/10/19 cũng khẳng định lại với RFA:

“Thật sự để chống lại cuộc cưỡng chế đất này, tức là ngày 15/04/17 cho đến tận bây giờ thì bà con Đồng Tâm lúc nào cũng khẳng định rằng nếu như không có đối thoại và họ tự vào cưỡng chế hoặc giải tỏa thì sẽ chống trả tới cùng vì họ không làm đúng pháp luật. Nếu làm đúng pháp luật thì phải trình bày giấy tờ được thực thi theo từ Thủ tướng Chính phủ, do liên quan tới đất quốc phòng.”

Trong khi đó, một số nhà quan sát tình hình Việt Nam nêu lên quan điểm rằng Chính quyền Việt Nam nếu để cho cuộc cưỡng chế đất ở Đồng Tâm diễn ra, vả lại ngay trong thời điểm tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông với Trung Quốc, mà thậm chí giới chức tướng lãnh quân đội Việt Nam không dám nêu tên kẻ gây hấn thì chắc chắn hậu quả khủng khiếp nhất đó là “người dân sẽ mất sạch toàn bộ niềm tin vào chế độ”. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn xác quyết rằng:

“Cho nên nếu như chính quyền sắp tới tổ chức cưỡng chế mạnh và dã man, tàn bạo đối với người dân thì sẽ cho thế giới biết rằng Chính quyền Việt Nam là một chính quyền ‘hèn với giặc-ác với dân’.”

Soyez le premier à commenter

Poster un Commentaire

Votre adresse de messagerie ne sera pas publiée.