Mục đích

Qua những tài liệu báo chí, các cơ quan truyền thông thế giới, những nhân chứng, chúng tôi kéo còi báo động để gây suy nghĩ về nguy cơ Trung quốc.
Về Á châu , Trung quốc đổ tiền mua các lãnh đạo một số đông quốc gia trong đó có Việt Nam. Riêng Việt Nam, như tướng công an Trương Giang Long tiết lộ trong khi còn tại chức, có hàng trăm gián điệp Trung quốc đang hoạt đông trong chính quyền cộng sản Việt Nam, tự do hủy hoại nông nghiệp, công nghiệp, chiếm đoạt những đất đai phì nhiêu, chiếm đóng những vùng lợi thế quân sự, lập nhà máy làm ô nhiễm môi trường, dùng chất thải đầu độc biển sông. Độc tố mạnh đến nỗi làm cá chết đầy trên mặt biển. Thế cũng chưa đủ, Trung quốc nhập khẩu ào ạt hàng hóa nhằm vừa diệt công nghiệp Việt Nam vừa gây ung thư, ngay cả đồ chơi của trẻ em cũng bị đầu độc. Rồi từ hai năm nay hàng vạn người Trung quốc tràn qua Việt Nam dưới danh hiệu khách du lịch. Những khách du lịch này ở lì Việt Nam và coi dân Việt Nam như cỏ rác. Số khách du lịch từ Trung quốc sang Việt Nam vẫn tiếp tục càng ngày càng đông, đúng theo chính sách đã sử dụng ở Tây Tạng nhằm diệt chủng Tây Tạng.
Về Âu châu, Mỹ châu, chiến thuật của Trung quốc tinh vi hơn, vì Tây phương không yếu thế như các quốc gia Á châu. Trung quốc dùng lợi khí  » gậy ông đập lưng ông  » như sau :
Luật thương mại Tây phương cấm dumping, tức là cấm bán sản phẩm với giá hạ hơn những phí tổn chế tạo nhằm diệt đối phương.
Trung quốc không lệ thuộc vào bộ luật cấm dumping này, không lệ thuộc vào bất cứ bộ luật nào của Tây phương.
Nhưng Trung quốc lại áp dụng luật dân chủ Tây phương để bảo vệ quyền lợi Trung quốc, nhưng trong những trường hợp những luật này không có lợi cho mình, liền không thừa nhận và tiếp tục tự do hoành hành như ý muốn.
Với sự sơ hở của luật pháp Tây phương, Trung quốc thẳng tay và  » không bất hợp pháp  » diệt nền kinh tế tài chính Tây phương bằng dumping. Mới đây dumping của Trung quốc đã làm suy hại hãng Bombardier, một hãng chế tạo xe lửa và máy bay thuộc hàng lớn nhất thế giới của Canada, hãng Alstom, một hãng chế tạo xe lửa và máy bay trong hàng lớn nhất thế giới của Pháp. Một điều tai ngược là chính phủ Canada, vì dumping của Trung quốc, đã mua xe lửa của Trung quốc, thay vì mua của Bombardier Canada. Cũng vì dumping của Trung quốc các khách hàng của Alstom đều đổ sang mua hàng Trung quốc.
Hiện thời, Alstom không có khách, phải bán cơ nghiệp cho hãng Siemens của Đức. Nhưng số phận Siemens cũng mỏng manh vì Trung quốc vẫn tiếp tục làm dumping. Nếu các chính quyền Âu Tây với nền kinh tế tài chính đã bắt đầu vào, nguy cơ phá sản, không đổi luật thì không lâu sẽ lệ thuộc Trung quốc.

Nguyễn Đình Nhân

 

Soyez le premier à commenter

Poster un Commentaire

Votre adresse de messagerie ne sera pas publiée.