Đúng như tướng Công An Trương Giang Long tố cáo :
» Trung quốc cài mấy trăm người trong bộ máy chính quyền Việt Nam «
DỰ LUẬT BÁN NƯỚC CHO TRUNG QUỐC DƯỚI HÓA TRANG « ĐẶC KHU KINH TẾ »
Xin đọc dưới đây mưu mô » hợp pháp hóa » việc bán Vân đồn, Bắc Phong Vân, Phú quốc cho Trung quốc
Ngày 11 tháng 6 2018. Hôm 10 tháng sáu toàn quốc Việt Nam biểu tình, một biển người phản đối dự luật bán nước với danh hiệu » Đặc khu Kinh tế « , một biến chuyển không tiền khoáng hậu chống chế độ CSVN, một tập đoàn bán Việt Nam cho Trung quốc.
Trong tình huống bi thảm này, một hy vọng lớn cho đất nước là 99% người biểu tình đều thuộc thế hệ trẻ, tuổi thanh niên, một thế hệ sẽ xây dựng lại cho giang sơn Việt Nam trong tương lai.
Quốc tế hóa Hợp pháp hóa công trình bán nước
Từ bấy lâu nay, tập đoàn bán nước vâng lời quan thầy Trung quốc sử dụng sự sơ hở của Luật Quốc tế để bảo đảm việc bán Vân đồn, Bắc Phong Vân, Phú quốc được » hợp pháp ». Muốn vậy, việc bán nước phải được Quốc hội thông qua. Một điều cần nhấn mạnh là Quốc hội của chế độ CSVN nằm dưới quyền Bộ chính trị và Nhà nước. Chính quyền bảo thế nào thì phải làm đúng như vậy.
Bà Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội đã xác định sự kiện trên và công khai tuyên bố rằng Bộ Chính trị đã duyệt rồi thì dự luật Đặc Khu Kinh Tế không có thể nào mà Quốc hội không thể thông qua.
Việc này rất nguy hiểm cho đất nước Việt Nam vì nếu mọi sự xẩy ra như ý muốn của Trung quốc và chính quyền CSVN, tức là Quốc hội thông qua đạo luât Đặc Khu thì việc bán nước Việt Nam được hợp thức hóa trước Pháp luật quốc tế.
Nước ta bất hạnh đã bị đa số người của Trung quốc nắm chính quyền. Làn sóng người biểu tình hôm 10 tháng 6 đã làm rung động cơ chế CSVN, nhưng chúng sẽ không nhả món mồi quá ngon, chúng dùng kế hoãn binh ít lâu, bằng cách lùi ngày họp để không khí biểu tình lặng xuống. Sau đó sẽ âm thầm thông qua đạo luật giữa chúng với nhau. Và chế tạo đủ bộ : chữ ký của chủ tịch Quốc hội, biên bản buổi bầu, số phiếu tối đa vv… Nói chung là sẽ » rất « hợp pháp » và dân chủ. « Dân chủ » bởi vì tất cả đại diện của dân được dân bầu đều ký, tức là » toàn dân đã đồng ý bán nước » và hợp pháp vì đúng theo luật quốc tế.
Tại sao các tướng lãnh trong quân đội lại ngồi im nhìn bọn bán nước hoành hành. Quý vị đã từng chạm súng với quân Trung quốc ở biên giới, quý vị đã từng bị Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam bắt buộc ngồi im ngắm quân Trung quốc chiếm Hoàng Sa giết đồng đội, cấm bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Sự tồn tại của nước Việt Nam được gắn liền với cuộc loại trừ những người của Trung quốc nằm trong guồng máy chính quyền như tướng Công an Trương Giang Long đã tiết lộ.
Nguyễn Đình Nhân
VOA 04/06/18 Gần 2 tuần qua, kể từ khi quốc hội Việt Nam bắt đầu thảo luận hôm 23/5 về dự luật, nhiều chuyên gia và hàng nghìn người sử dụng mạng xã hội đã bày tỏ ý kiến, từ hoài nghi cho đến phản đối dự luật.
Có tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, dự luật đang được quốc hội xem xét trước khi bỏ phiếu theo lịch dự kiến vào ngày 12/6.
Một khi được bật đèn xanh, chính phủ Việt Nam sẽ lập 3 đặc khu tại các tỉnh Quảng Ninh ở miền bắc, Khánh Hòa ở miền trung và Kiên Giang ở miền nam nhằm “thu hút đầu tư nước ngoài, tạo đột phá về phát triển kinh tế”.
… Tuy cho thuê 99 năm là dài nhưng việc đó không phải là chỉ dấu của sự nhượng địa … Đặc khu vẫn sẽ có hội đồng nhân dân, vẫn sẽ có uỷ ban nhân dân. Vậy thì, không thể gọi đặc khu hành chính và kinh tế là tô giới được
Thạc sĩ luật Lê Nguyễn Duy Hậu
Nhưng không lâu sau khi dự luật được đem ra bàn thảo, một số đại biểu quốc hội, các chuyên gia, các nhà hoạt động và dư luận nói họ lo lắng về thời hạn cho thuê đất quá dài.
Một mặt, họ so sánh điều đó với hình thức nhượng địa mà chỉ đất nước nào nghèo đói lạc hậu mới cần đến, mặt khác họ cảnh báo nó có thể bị nước láng giềng Trung Quốc lợi dụng để di dân.
Thậm chí, trên trang Facebook cá nhân, tiến sĩ Võ Trí Hảo, Phó trưởng khoa luật, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, nêu ra nguy cơ đảo Vân Đồn có thể bị biến thành “Crimea thứ hai”. Giả thuyết của ông Hảo đã nhận được sự đồng tình và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Bán đảo Crimea từng thuộc về Ukraine, nhưng bị Nga sáp nhập năm 2014 với lý do đa số kiều dân Nga trên bán đảo bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý về giải pháp tách ra khỏi Ukraine và mong muốn được Nga bảo vệ lợi ích.
Ba nhà hoạt động ở Hà Nội phản đối dự luật về đặc khu kinh tế, tháng 6/2018
Trong vòng 4 ngày qua, hàng nghìn người sử dụng mạng xã hội, từ những cá nhân bình thường, công chức về hưu, cho đến các nhà báo, nhà hoạt động vì dân chủ hay người nổi tiếng như MC truyền hình có tên Phan Anh, đã tham gia phong trào phản đối dự luật trên mạng xã hội.
Họ đăng ảnh đại diện hoặc chia sẻ hình đồ họa mang nội dung như “Phản đối chính phủ lập đặc khu cho thuê 99 năm”, “Phản đối cho Trung Quốc thuê đất đặc khu”, hoặc “Cho Trung Quốc thuê đất 99 năm là mất nước”.
Bên cạnh đó, nhiều người – đặc biệt là giới đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền – cũng lên tiếng cho rằng quốc hội Việt Nam “do đảng cử” nên không có quyền cho thuê đất 99 năm. Họ đòi hỏi vấn đề này “phải trưng cầu dân ý”.
Song song với những diễn biến này, từ ngày 1/6, đã xuất hiện trên mạng một kiến nghị mở, thu thập chữ ký của bất cứ ai phản đối dự luật để gửi đến quốc hội.
Bản kiến nghị nói dự luật đặc khu “đang ẩn chứa nhiều nguy cơ, hiểm họa” và đưa ra lời kêu gọi “khẩn thiết” rằng toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước, cũng như quốc hội hãy “phản đối, rút bỏ” dự luật.
Không có thông tin về tổ chức hay nhóm nào là tác giả của bản kiến nghị. Danh sách những người ký đầu tiên có những nhân sĩ, trí thức hay nhà hoạt động nhiều ảnh hưởng như các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu; các giáo sư Tương Lai, Chu Hảo; linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp; các nhà văn Tô Nhuận Vỹ và Nguyên Ngọc, cũng như cựu tù nhân lương tâm Lê Công Định.
Tính đến tối 4/6, đã có hơn 1100 người ký vào kiến nghị, trong đó có nhiều người Việt sống ở nước ngoài.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/6 xác nhận điều khoản về cho thuê đất đặc khu đến 99 năm “đã gây ra làn sóng khủng khiếp », theo tường thuật của báo Người Lao Động. Tin cho hay ông Phúc nói rằng ông đã nhận được “nhiều ý kiến tâm tư, nhiều tin nhắn, cuộc gọi và thư từ” về
Poster un Commentaire