Thoát Bẫy Nợ Chính phủ mới Maldives hủy hiệp định thương mại với Trung Quốc

Ibrahim-Mohamed-Solih
Ibrahim Mohamed Solih
Thoát Bẫy Nợ
Chính phủ mới Maldives hủy hiệp định thương mại với Trung Quốc
 
Giữa vòng xoáy nợ nần khổng lồ với Trung Quốc, Chính phủ mới của Maldives đã lên kế hoạch rút khỏi hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc.
image.png
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón cựu Tổng thống Maldives Abdulla Yameen tại Bắc Kinh năm 2017. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Tiếp khoản món nợ khổng lồ từ Trung Quốc của tiền nhiệm, chính phủ mới của Tổng thống Ibrahim Mohamed Solih dự tính sẽ rút Maldives khỏi hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc vì cho rằng việc duy trì một thỏa thuận như vậy với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ là sai lầm của quốc đảo Ấn Độ Dương. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự “quay lưng” của Maldives với Trung Quốc dù hai nước từng giữ mối quan hệ thân thiết trong nhiều năm trước đây.
“Sự mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Maldives lớn tới mức không ai nghĩ đến một hiệp định thương mại tự do giữa hai bên. Trung Quốc không mua bất kỳ thứ gì từ đất nước chúng ta. Đây là hiệp định một chiều”, ông Mohamed Nasheed, lãnh đạo đảng Dân chủ Maldives và là người dẫn đầu liên minh cầm quyền liên bang, cho biết.
Trước đó ngày 17/11, sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Solih tuyên bố kho bạc nhà nước Maldives đã bị thâm hụt và cảnh báo quốc đảo này đang chìm trong khó khăn về tài chính do những khoản vay khổng lồ từ Trung Quốc. Maldives ước tính nợ Trung Quốc khoảng 1,5 tỷ USD, tương đương hơn 1/4 GDP hàng năm của Maldives.
Cựu Tổng thống Maldives Abdullah Yameen đã ký hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc trong chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tháng 12 năm ngoái. Cũng trong tháng đó, quốc hội Maldives đã nhanh chóng phê chuẩn hiệp định, bất chấp sự phản đối của phe đối lập về việc ông Yameen đã vội vã thông qua văn kiện dài 1.000 trang trong chưa đầy một giờ đồng hồ mà không có bất kỳ sự tranh luận nào.
Mới đây, ông Nasheed, hiện là cố vấn cho tân Tổng thống Solih, đã nhận ra sai lầm của việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc. Ông cho biết quốc hội sẽ không thông qua những sửa đổi cần thiết về luật để thỏa thuận thuế quan 0% với Trung Quốc có hiệu lực theo hiệp định đã ký kết.
“Hiệp định do quốc hội phê chuẩn, tuy nhiên không may là hiệp định này đòi hỏi phải đi kèm nhiều luật khác nhau. Chúng tôi sẽ không sửa đổi luật thêm nữa”, ông Nasheed cho biết.
image.png
Tân Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih (Ảnh: Al Jazeera)
Maldives là một trong những nước nhỏ được Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng các hệ thống đường sá và nhà cửa trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường. Thông qua sáng kiến này, Bắc Kinh hy vọng có thể cải thiện dòng chảy thương mại và đầu tư tới toàn bộ châu lục.
Những người chỉ trích Trung Quốc tại Maldives nói rằng cơn sốt phát triển cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh đầu tư đã đẩy Maldives vào cảnh nợ nần. Theo đó, một hiệp định thương mại tự do sẽ chỉ càng làm cho tình hình thêm nghiêm trọng, xét trên bản chất của mối quan hệ không cân xứng giữa hai bên.
Từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, Maldives nhập khẩu 342 triệu USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi hàng xuất khẩu từ Maldives sang Trung Quốc chỉ đạt 265,270 triệu USD. Maldives chủ yếu nhập khẩu thịt, sản phẩm nông nghiệp, hoa, cây trồng, đồ điện tử và đồ chơi từ Trung Quốc.
Vào thời điểm ký hiệp định, chính quyền Yameen tin rằng hiệp định với Trung Quốc sẽ giúp đa dạng hóa nền kinh tế Maldives và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy hải sản từ Maldives sang Trung Quốc. Bắc Kinh cũng tuyên bố hai nước sẽ mở cửa các dịch vụ về tài chính, chăm sóc sức khỏe và du lịch. Maldives hiện không có bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào với nước ngoài, trừ Trung Quốc.
Nếu Maldives rút khỏi hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, đây sẽ là trở ngại mới nhất của Bắc Kinh trong bối cảnh nước này đang vấp phải sự phản đối vì các dự án gây tranh cãi tại một loạt quốc gia châu Á.
Therealrtz © VietBF
 
Trung Quốc đang đầu tư hơn 1 nghìn tỷ đô la xây dựng một mạng lưới liên thông đường xe lửa, cầu, đường và cảng biển trên 70 quốc gia – một chiến lược táo bạo nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu theo đường hướng mới và khôi phục lại di sản Con đường Tơ lụa của mình. Trong chương trình đặc biệt hôm nay, VOA tìm hiểu xem ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’ đang biến đổi đời sống, định hình lại cảnh quan và thay đổi cục diện địa chính trị ra sao. Mời quý vị theo dõi. 

Soyez le premier à commenter

Poster un Commentaire

Votre adresse de messagerie ne sera pas publiée.