Luật sư phải tố giác thân chủ
BBC Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói luật mới thông qua về luật sư « tố giác thân chủ » của Việt Nam là « đe dọa quyền được bào chữa » và « trừng phạt tự do ngôn luận, » theo thông cáo của tổ chức này hôm 21/6.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói luật mới thông qua về luật sư « tố giác thân chủ » của Việt Nam là « đe dọa quyền được bào chữa » và « trừng phạt tự do ngôn luận, » theo thông cáo của tổ chức này hôm 21/6.
Việt Nam coi mọi ý kiến phê phán hoặc phản đối chính phủ hay Đảng Cộng sản là vấn đề « an ninh quốc gia » – điều này sẽ tước bỏ mọi cơ hội bào chữa pháp lý thực sự trong các vụ việc như thế. »
Hôm 20/6, 93% đại biểu chính thức thông qua Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2015 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018.
Ông Adams nói thêm rằng « Các nhà đầu tư và đối tác thương mại nước ngoài của Việt Nam cần hết sức lưu ý về điều luật bắt buộc các luật sư của mình phải trình báo thông tin riêng tư của thân chủ với chính quyền, nếu muốn tránh gặp phiền phức. »
HRW đặc biệt quan ngại với Điều 19, khoản 3 yêu cầu luật sư tố giác thân chủ vì các tội danh an ninh quốc gia được định nghĩa quá mơ hồ.
Bộ luật hình sự mới còn bổ sung Điều 14, khoản 2, trong đó sẽ bỏ tù « một đến năm năm » nếu « chuẩn bị phạm tội » Lật đổ chính quyền (Điều 109) hay Phát tán hoặc tuyên truyền thông tin chống nhà nước (Điều 117).
Tổ chức này nhận định: « Nhiều điều luật có nội dung mơ hồ liên quan tới an ninh quốc gia đã thường xuyên được vận dụng để kết án nhiều người chỉ vì họ thực hành các quyền cơ bản của mình, giờ đây lại có thể bị lợi dụng trong nhiều tình huống hơn. »
Bản thân giới luật sư Việt Nam cũng dậy sóng sau khi luật sửa đổi được thông qua.
Luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định, viết trên Facebook rằng ngày 20/6 « sẽ đi vào lịch sử nghề luật sư Việt Nam như một ngày điếm nhục nhất. »
Trong khi đó luật sư Nguyễn Văn Chiến, phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng là đại biểu Quốc hội Khóa XIV thì gửi « Lời cảm ơn và xin lỗi luật sư đồng nghiệp » trên Facebook.
Ông đề cập đến sẽ đưa văn bản đề nghị Ủy ban đào tạo LĐLS VN để « đào tạo, tập huấn nghiệp vụ miễn phí đối với các luật sư hành nghề tranh tụng hình sự để thực hiện việc tuân thủ pháp luật theo khoản 3 Điều 19 nhưng bảo đảm an toàn cho các luật sư hành nghề ».
Một số luật sư đã đề cập đến chuyện bỏ nghề. Tối hôm 20/6, Luật sư Hoàng Thị Hoa Thơm cũng đăng trên Facebook là bà tuyên bố bỏ nghề, « lương tâm không cho phép tôi tố cáo thân chủ của mình »
« Tuyên bố này hoàn toàn không phải vì tôi biết được thân chủ của mình đã, đang hoặc sẽ phạm tội mà đơn giản vì nếu tiếp tục làm Luật sư ở Việt Nam tôi thấy thật nhục nhã, » bà Thơm đăng trên trang cá nhân.
Cuối thông cáo, Giám đốc Ban Á châu của HRW nói « Bộ luật hình sự sửa đổi thể hiện tinh thần thiếu cam kết của Việt Nam đối với nỗ lực cải thiện thành tích về nhân quyền yếu kém của mình. »
« Nếu Việt Nam thực tâm muốn thúc đẩy chế độ pháp quyền, họ cần tạo điều kiện cho các luật sư làm công việc chuyên môn của mình chứ không phải đưa ra các điều luật mới khiến cho luật sư không thể làm việc được. »
Trước đó, HRW cũng vừa công bố phúc trình « Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động vì nhân quyền: Các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung, » liệt kê 36 vụ tấn công chống lại các nhà bất đồng chính kiến.
Poster un Commentaire