Trung Quốc đang diệt kinh tế Âu Tây bằng độc quyền phá giá

phá-giá-xe-lửa

Chủ nghĩa tư bản nhà nước

chống chủ nghĩa tư bản tư nhân

Trung Quốc đang diệt kinh tế Âu Tây bằng độc quyền phá giá, và chỉ một thời gian ngắn, Tây phương sẽ lâm vào tình trạng phá sản.

Bán phá giá, hạ hơn phí tổn chế tạo, là một cạnh tranh bất chính, nhằm diệt chết đối thủ. Khi các đối thủ đã vỡ nợ, sập tiệm, đương sự, một chợ, sẽtha hồ thao túng thị trường về giá cả cũng như chất lượng.

Đó là hành động đang được Trung quốc thực hiện từ gần chục năm nay.

Âu Tây gồm những quốc gia pháp quyền, đã đặt ra luật cấm phá giá (anti-dumping)để ngăn ngừa sự cạnh tranh bất chính,(anti dumping). Nhưng điều ngược đời là những luật này chỉ áp dụng cho nền thương mại của các quốc gia Tây phương. Còn Trung Quốc, tuy là đối tác thương mại của Tây phương, được quyền không áp dụng luật này, tức là được quyền bán phá giá trên thị trường Âu Tây.

Xin so sánh :

Âu Tây :

Trong thị trường Âu Tây, nhà nước không có quyền lập doanh nghiệp thương mại và cũng không có quyền tài trợ các tư bản tư nhân. Những hãng kinh doanh Tây phương phải là tư nhân, và phải tôn trọng luật cấm phá giá.

Trung Quốc :

Trong thị trường Âu Tây, nhà nước Trung Quốc có quyền lập doanh nghiệp thương mại và có quyền tài trợ các tư bản tư nhân. Hãng kinh doanh Trung quốc vừa là nhà nước với số vốn vô biên, vừa không bắt buộc phải tôn trọng luật chống phá giá.

Trước tình trạng chên lệch ngược đời vĩ đại này sự bất bình đẳng thương mại thật đồ sộ, Tây phương đặt luật để Trung quốc dùng chính luật này để giết Tây phương. Nguyên do là do sự lỏng lẻo về liên hệ giữa các nước Âu Tây, thiếu thống nhất đoàn kết.

Không những Trung quốc lợi dụng đến cùng sơ hở này mà còn dùng mánh lới vừa đánh trống vừa ăn cướp, cả vú lấp miệng em,  bằng cách  » tố cáo « , vào ngày 3 tháng 12 năm 2013, lên ủy ban của WTO rằng Mỹ đã dám   » bài  » Trung Quốc, bằng cách bắt Trung quốc phải tuân theo luật chống bán phá giá như mọi đối tác Tây phương.

Toàn bộ nhà nước Trung quốc đứng ra làm chủ một hãng thương mại, lại hưởng độc quyền bán phá giá.

Trước một đối tác khổng lồ quá cỡ như vậy, dù tất cả các tư bản thế giới Tây phương hùn vốn lại  cũng không địch lại sức mạnh tài chính vĩ đại và không giới hạn này, người Âu Tây ở trong trạng thái bất lực tương đương với những nạn nhân bị mắc kẹt trong một trận động đất, không phương trốn thoát.

Việc bán phá giá của Trung Quốc và cách áp dụng luật của Âu Tây đã gây ra những tai hại lớn cho một số doanh nghiệp kinh tế quan trọng của thế giới phương Tây. Ngoạn mục nhất là các doanh nghiệp khổng lồ như Bombardier, Alstom và Airbus. Một trong trường hợp đáng kể đã xẩy ra : chính phủ Canada không còn đặt mua xe lửa của hãng Bombardier, một công ty của Canada, nhưng mua xe lửa ở Trung Quốc. Gần đây, Canada đã trả 60 triệu USD cho Trung Quốc thay vì 103 triệu USD cho Bombardier để mua cùng một sản phẩm. Tương tự, do việc bán phá giá của Trung Quốc, công ty Alstom một doanh nghiệp rất quan trọng của Pháp, chuyên về lĩnh vực giao thông (xe lửa, xe điện) và siêu thị cũng như các lĩnh vực tua-bin điện, phải bán mình cho Siemens Mobility, một công ty lớn của Đức.

Bao giờ các nhà lãnh đạo phương Tây bắt đầu suy nghĩ về sự bất cẩn tự sát này và sự làm ngơ trước một sự thật mà mọi người đều biết ?

Trước cảnh thờ ơ rất nguy hiểm này, chúng tôi thấy cần phải kéo còi báo động. Qua chinahegemony.com, chúng tôi góp nhặt tài liệu đúng đắn, điểm báo thế giới, nhân chứng khả tin về vấn đề này.

Xin nhắc nhở rằng rằng chúng tôi không chống lại người dân Trung Quốc, họ cũng sẽ là nạn nhân và sẽ chịu hậu quả của giấc mơ bá quyền và diệt chủng của các nhà lãnh đạo của họ. Số phận của dân Trung quốc cũng tương tự như số phận  dân Đức dân Nhật Bản, nạn nhân của sự tàn bạo của Hitler và chế độ độc tài quân phiệt Nhật Bản.

Nguyễn Đình Nhân

Soyez le premier à commenter

Poster un Commentaire

Votre adresse de messagerie ne sera pas publiée.