Hải quân Trung quốc ngang nhiên vào Bãi Tư Chính

porte-avions-chinois
porte-avions-chinois

 

Hải quân Trung quốc vào Bãi Tư Chính của Việt Nam

  • 13 tháng 7 2019
Hải quân Trung QuốcBản quyền hình ảnhVCG/GETTY IMAGES
Image captionHải quân Trung Quốc trong một cuộc trình diễn lực lượng vào năm 2018

BBC Trung Quốc và Việt Nam đang có đối đầu căng thẳng liên quan tàu ‘khảo sát’ của Trung Quốc triển khai tới một rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin.

Các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và Việt Nam đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài một tuần tại khu vực một rạn san hô ở Biển Đông, sự kiện có nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ lớn nhất giữa hai quốc gia trong năm năm trở lại đây, tờ báo này cho biết hôm 12/7/2019 .

Đối đầu có thể gây ra một làn sóng tình cảm chống Trung Quốc ở Việt Nam chưa từng thấy, kể từ năm 2014, khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc (HD-981) tới khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước.

Sáu tàu bảo vệ bờ biển được trang bị vũ khí hạng nặng – hai của Trung Quốc và bốn của Việt Nam – đã ‘gườm gườm’ nhìn nhau trong các cuộc tuần tra quanh khu vực bãi Tư Chính trong nhóm đảo Trường Sa kể từ tuần trước.

Có tin khoảng một chục tàu đã hiện diện trong khu vực lân cận, theo các trang mạng theo dõi hàng hải từ hôm thứ Năm, 11/7. Diễn biến xảy ra bất chấp cam kết hồi tháng 5/2019 của các bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Việt Nam để giải quyết tranh chấp hàng hải bằng đàm phán.

Hôm thứ Tư tuần trước, 03/7, tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc đã vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để « thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn », Ryan Martinson, Phó Giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ tại Newport, Rhode Island, cho biết trong một thông điệp trên trang Twitter vào thứ Sáu, trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu biển, tờ SCMP cho hay.

Các tàu hộ tống của tàu này bao gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang trọng tải 12.000 tấn, số hiệu 3901, kết hợp với máy bay trực thăng và tàu bảo vệ bờ biển 2.200 tấn số có hiệu 37111.

‘Không xác nhận và khuyên hợp tác’

Hôm thứ Sáu, 13/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã không xác nhận việc vụ đối đầu tại bãi Tư Chính, nhưng ông nói Trung Quốc quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết thêm.

« Chúng tôi cũng cam kết quản lý sự khác biệt của mình thông qua các cuộc đàm phán với các quốc gia liên quan, » người phát ngôn này nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân trong chuyến thăm của bà tới Trung Quốc tuần này rằng « hai nước nên bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải bằng các hành động cụ thể ».

Trước đó vào thứ Sáu, người đứng đầu Quốc hội Trung Quốc, ông Lật Chiến Thư cũng nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam rằng « cả hai bên nên hợp tác với nhau về một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông. »

Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam từng xuống ở mức thấp nhất trong một thập kỷ vào tháng 5/2014, khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc điều giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào vùng biển gần Hoàng Sa. Việt Nam đã gửi tàu đến để ngăn chặn giàn khoan này khoan xuống đáy biển, các tàu hộ tống của Trung Quốc đã đối đầu lại với các tàu việt Nam.

Bắc Kinh và Hà Nội cáo buộc nhau « cho phép tàu bè đâm đụng » vào tàu bên kia. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra khắp Việt Nam, và ở tỉnh Bình Dương, thuộc Đông Nam Việt Nam, 14 nhà máy thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Trung Quốc đã bị tấn công, vẫn theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng.

Căng thẳng giảm bớt vào tháng 7/2014, khi Trung Quốc nói giàn khoan đã hoàn thành công việc và được rút khỏi vùng biển tranh chấp.

Kể từ đó, hai nước đã nỗ lực cải thiện quan hệ. Vào tháng 5/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã đến thăm Hà Nội, cam kết với người đồng cấp Việt Nam rằng cả hai quốc gia sẽ duy trì sự ổn định ở Biển Đông.

Bãi Tư Chính là rạn san hô ở cực tây của Trường Sa và nằm trong phạm vi những gì Hà Nội tuyên bố là 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế. Yêu sách này bị tranh chấp bởi cả Bắc Kinh và Đài Loan, tờ báo này cho hay.

Phủ nhận cáo buộc và thách thức

Thứ sáu tuần trước, hôm 5/7, trong một diễn biến liên quan Trung Quốc ở Biển Đông, Reuters đã loan tin Trung Quốc phủ nhận cáo buộc của Hoa Kỳ về các vụ thử tên lửa ở Biển Đông

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ rằng quân đội Trung Quốc gần đây đã thực hiện các vụ thử tên lửa ở Biển Đông đang tranh chấp, thay vào đó họ (Trung Quốc) chỉ tổ chức các cuộc tập trận thường xuyên liên quan đến việc bắn đạn thật, vẫn theo hãng tin Anh.

Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ ba tuần trước rằng vụ phóng tên lửa này đã gây xáo trộn và trái với cam kết của Trung Quốc rằng họ sẽ không quân sự hóa con đường giao thông trên biển có vị chí chiến lược.

Một quan chức Hoa Kỳ, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết rằng theo thông tin ban đầu, Trung Quốc dường như đã thử nghiệm nhiều tên lửa đạn đạo chống hạm vào cuối tuần trước đó, vẫn theo Reuters.

Hôm 13/7, bình luận với BBC Tiếng Việt về diễn biến đang gây chú ý này ở khu vực, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas của Singapore) nêu quan điểm:

« Trung Quốc đưa tàu thăm dò vào vùng quanh Tư Chính của Việt Nam là hành động vi phạm pháp luật quốc tế, vi phạm pháp luật VN và vi phạm các thảo thuận song phương về hợp tác ở biển Đông mà hai bên đã ký và công bố.

« Việc này xảy ra trước và trong khi có chuyến thăm Trung Quốc của chủ tịch Quốc hội Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Ngân, là một thách thức trực tiếp đối với quyền lực chính trị Việt Nam.

« Nó cho thấy Trung Quốc tự coi thường các thỏa thuận mà họ đã ký và cam kết thực hiện với Việt Nam, đồng thời coi thường giới lãnh đạo Việt Nam. Hành động đưa tàu thăm dò kể trên vào vùng Tư Chính cũng thách thức dư luận quốc tế, thách thức các nỗ lực thực thi pháp luật trên biển của tất cả các quốc gia có lợi ích ở biển Đông, có đi lại trong, qua vùng biển Đông.

Đơn lẻ hay có ý đồ?

Trước câu hỏi liệu đây chỉ là một sự kiện xảy ra đơn lẻ, hay nằm trong một chỉnh thể ý đồ của một bên nào đó, để có thể gây tác động tới an ninh, chính trị, bang giao quốc tế ở khu vực, hoặc đơn giản là đem lại lợi thế cho chính trị nội bộ trong quốc gia của bên đó, nhà nghiên cứu chính trị và quan hê quốc tế Hà Hoàng Hợp đáp:

« Đây không phải là hành động đơn lẻ. Đây là một loại hành động được tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc nhằm khằng định trên thực địa tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn biển Đông (giới hạn bởi đường Lưỡi Bò hay còn gọi là đường 9 khúc).

« Như tất cả đã biết, lúc này Trung Quốc tự coi mình là siêu cường. Nên họ có thể làm những việc bất chấp luật pháp quốc tế như một số siêu cường khác đã từng làm trước đây. Mục tiêu của Trung Quốc lúc này là tiếp tục đẩy Mỹ ra khỏi mọi nỗ lực liên quan đến biển Đông.

« Nói cách khác, Trung Quốc muốn xây dựng một hình thái quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ như chính họ nói, cụ thể hóa việc chia sẻ quyền lực và ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình dương, trước hết bắt đầu từ biển Đông.

« Việc làm này nhất quán với chính sách của Trung Quốc từ năm 2001, 2002, khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần đường Lưỡi Bò. »

Đánh giá về phản ứng của phía Việt Nam trong diễn biến căng thẳng mới xảy ra, người đồng thời là thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS – Anh quốc), nói:

« Phản ứng của Việt Nam lần này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với nội dung DOC mà Trung Quốc đã ký với Asean, hành động của các tàu cảnh sát biển VN lần này tương đối nhẹ nhàng.

« Cảnh sát biển Việt Nam liên lạc với phía Trung Quốc yêu cầu rút tàu thăm dò khỏi vùng biển Việt Nam có chủ quyền. Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đang tự kiềm chế, chưa sử dụng quyền của mình để áp chế tàu vi phạm TQ phải rút. »

Cảnh sát biển Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp hợp pháp mạnh mẽ hơn, nếu phía Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu hợp pháp của Việt Nam, vẫn theo nhà nghiên cứu này và ông lưu ý thêm:

« Nên nhớ là bộ quy tắc CUES chỉ áp dụng cho hải quân, cho nên, khả năng va chạm với tàu cảnh sát biển rất cao, vì không có quy tắc nào. Nhìn về bản chất, đây là sự kiềm chế của cảnh sát biển Việt Nam, » Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội hôm 13/7.

Soyez le premier à commenter

Poster un Commentaire

Votre adresse de messagerie ne sera pas publiée.