Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã tới Đài Loan ngày 02/8/2022, bất chấp đe doạ và màn phô trương thanh thế quân sự của Trung quốc
ON EST À 2 DOIGTS DE LA 3e GUERRE MONDIALE !
Donald Trump run sợ Tập Cận Bình trước hành động dũng cảm của Bà Nancy Pelosi
Mong rằng nhân cách của Bà Pelosi sẽ làm Hoa kỳ hối cải và
không còn là « vua phản bội đồng minh »
(Mong rawfng
(Xem cuối trang tài liệu quan trọng của Stephen Bryen về vấn đề : Đài Loan tuy cần Mỹ nhưng vẫn biết rằng
Mỹ là vua phản bội đồng minh
Đài Loan đứng vững đến bây giờ là nhờ không tin tưởng Mỹ, âm thầm tăng cường quân lực, không dại như Việt Nam, Campuchia, Iraq, Afghanistan, Iran đã quá tin tưởng vào Hoa kỳ.
Xin nhớ rằng Mỹ đã thông đồng với Trung cộng phản bội Đài Loan 3 lần. Cả hai dảng Cộng hoà và Dân chủ đều
có trình độ phản bội đồng minh như nhau.
Đúng 22:52 giờ Đài Loan, truyền hình chiếu bà Nancy Pelosi, xuống cầu thang máy bay.
Đài NHK của Nhật đưa tin : trước khi chuyên phi cơ chở bà Nancy Pelosi đến gần đảo Đài Loan, 5 máy bay tiếp dầu KC-135 của Mỹ đã cất cánh từ Kadena hướng xuống phía nam, theo sau là 8 tiêm kích F-15.
Trước đây, khi nghe tin bà chủ tịch Hạ Nghị viện Hoa kỳ chuẩn bị viếng Đài loan, Trung Quốc tuyên bố chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là « hành vi liều lĩnh, khiêu khích » và Washington sẽ phải trả giá. Bộ Ngoại giaotuyên bố : « Những động thái này giống như đùa với lửa và cực kỳ nguy hiểm. Những người chơi với lửa sẽ bị bỏng »,
Tin BBC
Tháp Taiwan 101 sáng đèn chào đón bà Nancy Pelosi vừa hạ cánh xuống sân bay Đài Bắc
Vào lúc 15:40 giờ London, tức 22:40 giờ Đài Bắc, kênh BBC News chạy tin trực tuyến cảnh một phi cơ quân sự đáp xuống sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc.
BBC News khi đó nói hiện còn chờ xem có phải chiếc phi cơ này chở bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ hay không.
Chiếc phi cơ bắt đầu đi trên phi đạo sau khi hạ cánh đúng vào lúc 22:45 giờ địa phương.
Đúng 22:52 giờ Đài Loan, người xem truyền hình có thể thấy rõ bà Nancy Pelosi, vẫn mặc bộ đồ hồng như buổi chia tay quan chức Malaysia buổi sáng cùng ngày, xuống cầu thang máy bay.
Ngay sau đó, BBC News bình luận rằng đây là « thời khắc rất quan trọng ».
Tháp Taiwan 101 sáng đèn chào đón bà Nancy Pelosi tới thăm Đài Loan, và báo địa phương nói lãnh đạo Đài Loan sẽ đón bà ở tầng hai, tòa trụ sở Nghị viện vào sáng thứ Tư, sau cuộc gặp của bà với nữ tổng thống Thái Anh Văn.
Cùng thời gian, phóng viên BBC News tại Bắc Kinh, Stephen McDonnell nói trên truyền hình rằng « phi cơ Su-35 của Trung Quốc bay qua Eo biển Đài Loan, đài báo Trung Quốc loan tải đồng loạt ».
Phóng viên của chúng tôi cũng nói thực ra, « Trung Quốc không hề muốn một cuộc đọ sức bằng quân sự » nhất là trước Đại hội Đảng CS quan trọng sắp tới.
« Trung Quốc sẽ để Quân Giải phóng khoe cơ bắp một chút », theo nhà báo BBC. Nhưng điều lo ngại, theo ông McDonnell là nguy cơ va chạm trong tương lai khi mà hai bên đưa các vũ khí hạng nặng đến gần Eo biển Đài Loan.
Tối thứ Tư, bà Pelosi và đoàn QH Mỹ dự quốc yến do phía Đài Loan chiêu đãi trước khi bay đi Hàn Quốc.
Mỹ là vua phản bội đồng minh
Đài Loan cần phải lo lắng về độ tin cậy của Mỹ. Không giống như Afghanistan, nơi Hoa Kỳ đã cam kết lực lượng của mình trong hai thập kỷ, Đài Loan không có lực lượng nào của Hoa Kỳ và không có gì bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ đứng ra bảo vệ họ nếu họ bị Trung Quốc tấn công.
Hoa Kỳ có một thói quen xấu là thường bỏ rơi các đồng minh và bằng hữu của mình.
Danh sách này khá dài. Bao gồm cả Việt Nam và Campuchia, Iraq và Afghanistan, và Iran.
Trong tất cả những trường hợp đó, bằng cách này hay cách khác, Hoa Kỳ, vì những lý do riêng của mình, đã rút đi.
Cựu TT Obama rút quân Hoa Kỳ khỏi Iraq, mở cửa cho Iran. Trong khi Hoa Kỳ vẫn có vài ngàn binh sĩ ở Iraq trong vai trò huấn luyện và cố vấn, nhưng Iraq đang bị bao vây và khó có khả năng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ họ.
Trên thực tế, Tổng thống Joe Biden đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ kết thúc các nhiệm vụ chiến đấu ở Iraq vào cuối năm 2021. Trừ khi Hoa Kỳ rút quân vào nửa đêm, giống như ở Afghanistan, nếu không họ rất có thể sẽ phải tự nổ súng trong khi rút lui.
Cựu TT Carter để cho Iran rơi vào hỗn loạn và từ chối ủng hộ vua Shah. Trước thời điểm đó, Hoa Kỳ đã cung cấp ồ ạt vũ khí và cố vấn quân sự cho Iran. Nhưng khi vua Shah yêu cầu giúp đỡ, ông ấy đã không nhận được sự hỗ trợ nào. Sự sụp đổ của chế độ Shah, khi không có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, là một kết cục không thể tránh khỏi.
Sự thất bại ở Campuchia liên quan đến vụ Khmer Đỏ giết hại hàng loạt khoảng hai triệu thường dân Campuchia trong khoảng thời gian ba năm. Hoa Thịnh Đốn lẽ ra có thể ngăn chặn điều đó nhưng họ đã không làm. Hoa Kỳ hoàn toàn nhận thức được những gì Khmer Đỏ đang làm khi dòng người gồm những nạn nhân bị bỏ đói và bị đối xử tàn bạo đổ vào Phnom Penh như tiếp thêm động lực cho sự sụp đổ sắp xảy ra. (Tác giả đã ở Campuchia trong hai tuần cuối cùng của cuộc chiến này.)
Hoa Kỳ cũng để xảy ra nạn diệt chủng hàng loạt ở những nơi khác, mặc dù Hoa Kỳ không có nghĩa vụ can thiệp cụ thể nào. Cuộc diệt chủng ở Rwanda năm 1994 đã cướp đi sinh mạng của 1.1 triệu thường dân ở quốc gia đó.
Liên Hiệp Quốc có một phái đoàn gìn giữ hòa bình ở đó (UNAMIR), nhưng do các quy tắc hạn chế về giao tranh và các hạn chế về hậu cần, những lực lượng này đã không thể ngăn chặn tội ác diệt chủng đó. Lãnh đạo của phái đoàn này, một người Canada tên là Romeo Dallaire, sau đó đã cố gắng tự sát bốn lần.
Không (chưa) ai nói rằng có bất cứ điều gì tương tự như thế đang xảy ra ở Afghanistan, nhưng tương lai ở đó có vẻ ảm đạm. Đã có rất nhiều báo cáo về các vụ hành quyết các binh sĩ quân đội Afghanistan và nhiều vụ sát nhân.
Ở Đài Loan, một quốc gia Á Châu thuộc tầng lớp trung lưu thịnh vượng, có sự lo sợ về Trung Quốc. Hoa Kỳ có nghĩa vụ cung cấp vũ khí quốc phòng cho Đài Loan theo Đạo luật Bang giao Đài Loan năm 1979.
Đạo luật đó cho phép Hoa Kỳ cung cấp cho Đài Loan “vũ khí mang tính chất phòng thủ” và “để duy trì năng lực của Hoa Kỳ trong việc chống lại bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào hoặc các hình thức ép buộc khác có thể gây nguy hiểm cho an ninh, hoặc hệ thống kinh tế hoặc xã hội của người dân Đài Loan.”
Năm 1979, Hoa Kỳ hủy bỏ Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ Trung-Mỹ với Đài Loan. Hiệp ước đó yêu cầu rằng nếu một trong hai bên bị tấn công, bên kia sẽ hỗ trợ quân sự. Ngôn ngữ của Đạo luật Bang giao Đài Loan không phản ánh điều khoản phòng thủ tương hỗ quan trọng này và chỉ yêu cầu Hoa Kỳ “duy trì năng lực” để chống lại bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào.
Trên thực tế, Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc “duy trì năng lực” để chống lại bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào. Trung Quốc đã và đang xây dựng các lực lượng thông thường và quân sự của mình, đồng thời ngày càng quấy rối Đài Loan và Nhật Bản bằng cách sử dụng sức mạnh không quân và hải quân của mình.
Phản ứng của Hoa Kỳ trước nhịp độ ngày càng tăng trong các hành động gây hấn của Trung Quốc đã chẳng được như mong đợi. Các tàu Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, nhưng các cuộc tập trận đó hiếm hoi và không thường xuyên. Hơn nữa, đã có sự phản đối về các cuộc tập trận về quyền tự do hàng hải, chủ yếu là vì lo ngại rằng điều đó sẽ khiến Hoa Kỳ tham chiến với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng đã rút các oanh tạc cơ tầm xa (B-52 và B-1) ra khỏi đảo Guam và đã thực hiện một số bước để tăng cường lực lượng Hoa Kỳ ở Nhật Bản và Okinawa. Hàng không mẫu hạm duy nhất của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, tàu USS Ronald Reagan, đã được điều hướng đến Ấn Độ Dương, loại đi một năng lực đáng gờm khỏi khu vực. Những biện pháp này, đặc biệt là ở đảo Guam và việc tái điều động hàng không mẫu hạm Reagan, thể hiện sự nhượng bộ nguy hiểm của chính phủ TT Biden trước Trung Quốc.
Không ai trong chính phủ này giải thích lý do tại sao Hoa Kỳ giảm vị thế của mình ở Đông Á trong khi mối đe dọa từ Trung Quốc đang gia tăng.
Một vài người đã lên tiếng trong Quốc hội, ngay cả những Đảng Dân Chủ cảnh giác cũng đã lên tiếng. Một trong số đó là Dân biểu Elaine Luria (Dân Chủ-Virginia), Phó chủ tịch của tiểu ban Quyền lực Biển thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện. Bà Luria gọi việc điều hướng hàng không mẫu hạm Ronald Reagan là “một trong những sai lầm lớn nhất mà chúng tôi có lẽ đã mắc phải trong cuộc đời mình, về mặt chiến lược.”
Bà Luria đã phục vụ hai thập kỷ trong Hải quân, nghỉ hưu với cấp bậc sĩ quan chỉ huy. Bà phục vụ trên biển trên sáu con tàu với tư cách là sĩ quan tác chiến mặt nước được đào tạo về nguyên tử, được điều động đến Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, và đạt đến đỉnh cao sự nghiệp của mình trong Hải quân khi chỉ huy một đơn vị sẵn sàng chiến đấu gồm 400 thủy quân.
Ngay cả trước khi Afghanistan sụp đổ, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã phản ánh cảnh báo ngày càng tăng về các mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan. Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso khẳng định rằng một cuộc xâm lược của Trung Quốc sẽ là một “mối đe dọa hiện hữu (đối với Nhật Bản) vì Okinawa có thể là mục tiêu tiếp theo.”
Vấn đề chính là độ tin cậy của Hoa Kỳ. Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan đều phụ thuộc trực tiếp vào Hoa Kỳ. Nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, không ai trong số họ có thể tránh được chiến tranh – ở Nam Hàn, có mối đe dọa từ Bình Nhưỡng và ở Nhật Bản và Đài Loan, có mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Cả Đài Loan và Nhật Bản đều không thể tự mình chống lại Trung Quốc. Nam Hàn chỉ khác ở chỗ nước này có một quân đội đáng gờm và nhiều hỏa lực. Nhưng trong bất kỳ cuộc chiến nào, Nam Hàn đều sẽ phải trả giá rất đắt.
Hoa Kỳ có quân đội ở Nhật Bản, Okinawa và Nam Hàn. Họ sẽ chiến đấu hay rời đi? Hoa Kỳ có các hiệp ước phòng thủ chung với cả hai quốc gia này, không giống như trường hợp của Đài Loan, nơi chỉ có Đạo luật Bang giao Đài Loan đưa ra một số trợ giúp cho Đài Loan.
Liệu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ở lại cho đến cùng ở Thái Bình Dương?
Sự ổn định ở Thái Bình Dương phụ thuộc vào quyết tâm mạnh mẽ và rõ ràng của Hoa Kỳ và sự răn đe do Hoa Kỳ dẫn đầu. Điều đó dường như đang gặp rủi ro ngay lúc này.
Các tín hiệu đến từ Hoa Thịnh Đốn chẳng có gì là tích cực cả.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Tiến sĩ Stephen Bryen được coi là nhà lãnh đạo tư tưởng về chính sách an ninh công nghệ, hai lần được trao tặng huân chương dân sự cao quý nhất của Bộ Quốc phòng, Huân chương Công vụ Xuất sắc. Cuốn sách gần đây nhất của ông là “An Ninh Công Nghệ và Sức Mạnh Quốc Gia: Người Thắng và Kẻ Thua.”
Do Stephen Bryen thực hiện
Nguyễn Lê biên dịch